Disclaimer: This is a user generated content submitted by a member of the WriteUpCafe Community. The views and writings here reflect that of the author and not of WriteUpCafe. If you have any complaints regarding this post kindly report it to us.

1. Về thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay

Năm 2019, tổng doanh thu của thị trường BHNT ước đạt 129.120 tỉ đồng. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 107.793 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2018.

Cùng với tốc độ tăng trưởng phí, các sản phẩm bảo hiểm được đa dạng hóa với hơn 450 sản phẩm thuộc tất cả các nghiệp vụ. Đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của hơn 9,8 triệu người tham gia bảo hiểm.

Đến nay, ngoài sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm. Thì họ tận dụng kênh khách hàng của ngân hàng. Để hoàn thành một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường phải cần đến ít nhất 3 tuần cho các công tác hoàn thành thủ tục. Trong đó sẽ có những bệnh loại trừ không được tham gia bảo hiểm nhân thọ.

2. Tầm quan trọng của việc khai sức khỏe khi tham gia BHNT.

Khi quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ. Người mua bảo hiểm phải thành thật khai báo về tình trạng sức khỏe, tránh trường hợp che giấu bệnh. Bạn đừng có suy nghĩ các công ty bảo hiểm sẽ không biết được tiểu sử về tình trạng sức khỏe của bạn. Vì với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì tất cả những thông tin về sức khỏe của bạn đã được lưu giữ trên mạng.

Các bệnh viện chỉ cần gõ thông tin của bạn thì tình trạng sức khỏe trước đó của bạn sẽ hiện ra. Chính vì vậy mà các công ty bảo hiểm cần bạn khai báo đúng về sức khỏe của mình. Để xét xem đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm hay không. Vì thế sẽ có những bệnh không được tham gia bảo hiểm nhân thọ.

3. Khó khăn trong việc kê khai sức khỏe trong BHNT.

Một trong những khó khăn của công ty bảo hiểm trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam là tình trạng khách hàng ”không thích” đọc hợp đồng để biết được các điều khoản chi trả, điều khoản loại trừ (không chi trả). Những điều khoản loại trừ liệt kê các trường hợp mà công ty bảo hiểm sẽ không thanh toán bồi thường. khách hàng cần nắm được để có thể tự biết trường hợp nào được trả, trường hợp nào không.

Trong bảo hiểm nhân thọ, vấn đề sức khoẻ của người được bảo hiểm là cơ sở quan trọng để bên bán có quyết định cấp hợp đồng hay không. Nhưng việc xác minh sức khoẻ thường hay bị bỏ qua hoặc làm cho có lệ.

Thế nhưng, nhiều hợp đồng bảo hiểm, người mua chỉ việc điền thông tin là không có bệnh tật gì. Thậm chí các chuyên viên chưa hỏi người mua có bệnh hay gì không, đã hướng dẫn người mua “tick” tất cả các chữ KHÔNG trong phần hỏi về sức khoẻ của người được bảo hiểm. Sau đó chờ đợi vài ngày để bên bảo hiểm chấp thuận và gửi hợp đồng về theo địa chỉ đăng ký.

Trong khi đó quy định là bên bảo hiểm phải xác minh tình trạng sức khoẻ của người tham gia bảo hiểm thông qua giấy khám sức khoẻ của bệnh viện. Đó cũng là cơ sở để họ đi đến kết luận có chấp thuận hợp đồng hay không.

4. Những bệnh không được tham gia BHNT.

Đa phần là những bệnh hiểm nghèo khó gặp như:

SA SÚT TRÍ TUỆ TRẦM TRỌNG:

SSTT là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng nhận thức. Bệnh có thể xảy ra cho bất kì ai, nhưng thường phổ biến hơn ở người >65 tuổi, một số trường hợp 40-50 tuổi

– SSTT được định nghĩa theo DSM IV

– Suy giảm trí nhớ kèm 1 trong những dấu hiệu sau:

+ Mất ngôn ngữ

+ Mất thực dụng

+ Mất nhận thức

+ Rối loạn về chức năng thi hành, khả năng trừu tượng và đánh giá

HỘI CHỨNG APALLIC (NHÓM BỆNH LÝ CỦA HỆ THẦN KINH)

Hội chứng Apallic được phân loại vào nhóm bệnh lý của hệ thần kinh. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, mà trong nhiều trường hợp các bác sĩ sẽ sử dụng các thuật ngữ khác để chỉ tình trạng này như “trạng thái mất vỏ”, “trạng thái mất chức năng não”. Nhưng những thuật ngữ này chỉ phần nào nêu lên mức độ tổn thương của hệ thống thần kinh có trong hội chứng Apallic. Nếu xét về những bệnh không được tham gia bảo hiểm nhân thọ, thì đây là loại bệnh khó gặp nhất.

Theo thống kê cho thấy hội chứng Apallic gặp ở khoảng 2-15% bệnh nhân bị hôn mê do chấn thương kéo dài và 11% bệnh nhân hôn mê không bị chấn thương. Tình trạng hôn mê càng kéo dài người bệnh càng dễ mắc phải hội chứng này.

Các dấu hiệu của hội chứng Apallic là:

+ Có thể mở mắt khi bị kích thích, tuy nhiên không nhìn được các đồ vật xung quanh

+ Không phản ứng với tên gọi, tiếng nói, đụng chạm

+ Không nói, không biểu lộ cảm xúc

+ Không có cử động hay phản xạ

+ Có phản ứng với cơn đau, nhưng thường là phản ứng quá mức, được thể hiện qua sự co thắt cơ, co giật hoặc những chuyển động không phối hợp.

+ Có phản xạ nuốt

+ Rối loạn cơ: co thắt cơ, co giật hoặc đau cơ

BỆNH CÂM

Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh, rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. Một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ. Là một bệnh bẩm sinh nên bệnh có thể được xét vào những không được tham gia bảo hiểm nhân thọ.

MẤT KHẢ NĂNG SỐNG ĐỘC LẬP

+ Có nhiều khái niệm về mất khả năng sống độc lập. Song Hội chứng Asperger là một dạng hội chứng bệnh rối loạn phát triển, được coi là mất khả năng sống độc lập.

+ Những người có hội chứng Asperger này sẽ gặp bất lợi trong cuộc sống chủ yếu do kỹ năng giao tiếp kém đặc biệt là ngôn ngữ cơ thể. Những người bị hội chứng Asperger không chỉ có khuyết điểm, họ cũng có thể có ưu điểm trong những lãnh vực như nhận thức, tự quan sát, trong sự chú ý hoặc trí nhớ . Theo DSM-V, Asperger’s không còn được công nhận chẩn đoán mà được gộp chung thành chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Tóm lại, những bệnh không được tham gia bảo hiểm nhân thọ đa phần là những bệnh bẩm sinh hiếm gặp, hoặc là những bệnh khó gặp phải. Nên chúng ta hãy tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tham gia bảo hiểm hay không nhé.

***Cùng khám phá chi tiết thêm lợi ích và chi tiết sản của Bảo hiểm nhân thọ Generali tại:https://songtutin.net 

https://baohiemtoanthu.com

https://www.facebook.com/generali.agency.booking

Hotline: 0909947378 – 0988628459

Login

Welcome to WriteUpCafe Community

Join our community to engage with fellow bloggers and increase the visibility of your blog.
Join WriteUpCafe